Một số quy định mới về bảo hiểm xã hội năm 2020 cán bộ, công chức, người lao động cần biết
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm năm 2020, Luật Bảo hiểm xã hội sẽ có một số thay đổi quan trọng mà cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần biết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quan hệ lao động:
Thứ nhất, thay đổi điều kiện về độ tuổi hưởng lương hưu của người lao động
Điểm a Khoản 1 Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định kể từ năm 2020, lao động nam 55 tuổi và lao động nữ 50 tuổi và khả năng lao động bị suy giảm 61% thì mới được hưởng lương hưu. Điều kiện về độ tuổi hưởng lương hưu của người lao động trước ngày 01 tháng 01 năm 2020 nam 54 tuổi và nữ 49 tuổi, khả năng lao động suy giảm 61%. Như vậy, quy định về độ tuổi hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đã tăng thêm 1 tuổi.
Thứ hai, thay đổi điều kiện và mức tính hưởng lương hưu đối với lao động nam
Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, năm 2020, lao động nam, đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khi có 18 năm đóng bảo hiểm xã hội thì mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trước đó lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm. (Điểm b Khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)
Trường hợp lao động nữ đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật, Điều 56 quy định: Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, Người lao động nam nam và nữ được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, tiếp tục điều chỉnh căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần
- Khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
+ Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu. (Điểm e Khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)
+ Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. (Điểm g Khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)
Trước đó, Người lao động thuộc đối tượng trên khi tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu. (Điểm đ Khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)
- Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. (Khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)
- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này. (Khoản 3 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).
ThS. Trịnh Duy Biên - Phó Trưởng phòng NCKH-TT-TL