Đây là nhóm người làm việc giống như những nhóm người được bầu cử để giữ các vị trí đứng đầu các tổ chức chính trị, chính trị xã hội. Nhưng họ đảm nhiệm vị trí “cấp phó”. Đồng thời, họ cũng là những người làm công việc chuyên môn nhưng không thường xuyên và không được gọi là công chức.
Trước đây theo Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành quy định số lượng, chức danh, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và cán bộ ấp, khu phố và kinh phí hoạt động ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo đó trên địa bàn tỉnh có 28 chức danh những người hoạt động không chuyên trách cấp xã bao gồm:
STT
|
Các chức danh của những người hoạt động không chuyên trách
|
1
|
Thư ký Đảng ủy - đối với xã có Đảng ủy
|
2
|
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã
|
3
|
Phó Chủ tịch UBMTTQ xã - Trưởng ban Thanh tra nhân dân
|
4
|
Chủ tịch Hội Người cao tuổi
|
5
|
Phó Bí thư Đoàn TNCSHCM
|
6
|
Phó Bí thư Đoàn TNCSHCM - kiêm chủ tịch Hội LHTN
|
7
|
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ
|
8
|
Phó Chủ tịch Hội LHPN
|
9
|
Phó Chủ tịch Hội Nông dân
|
10
|
Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
|
11
|
Phó Chỉ huy trưởng Quân sự xã
|
12
|
Phó Công an (bố trí 02 Phó Công an đối với những xã UBND tỉnh quy định có 02 Phó Công an thì giảm thêm 01 chức danh khác)
|
13
|
Công an viên (đối với những xã tỉnh quy định có công an viên)
|
14
|
Phụ trách công tác nội vụ, thi đua, tôn giáo, dân tộc
|
15
|
Phụ trách một phần công tác tư pháp, hộ tịch, công chứng
|
16
|
Phụ trách công tác Đài truyền thanh
|
17
|
Phụ trách văn thư, lưu trữ, thủ quỹ
|
18
|
Phụ trách bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (Bộ phận một cửa)
|
19
|
Phụ trách công tác kế hoạch, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp
|
20
|
Phụ trách công tác thương mại dịch vụ, CN-TTCN-KHCN, HTX
|
21
|
Phụ trách công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp dân
|
22
|
Phụ trách công tác gia đình và trẻ em, xóa đói giảm nghèo
|
23
|
Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy
|
24
|
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy
|
25
|
Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy
|
26
|
Trưởng ban Dân vận Đảng ủy
|
27
|
Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ
|
28
|
Cán bộ làm công tác Ủy ban kiểm tra Đảng ủy
|
Số lượng các chức danh cán bộ ấp, khu phố: Dưới phường, thị trấn gọi là khu phố, dưới xã gọi là ấp; có 06 chức danh sau:
- Bí thư Chi bộ ấp, khu phố
- Trưởng ấp, khu phố
- Trưởng ban công tác Mặt trận ấp, khu phố
- Phó trưởng ấp, khu phố
- Công an ấp, khu phố
- Quân sự ấp, khu phố
Theo quy định tại Nghị quyết Số 21/2019/NQ-HĐND ban hành ngày 12/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành quy định về số lượng, chức danh, một số chế độ, chính sách, mức hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khu phố; mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc ở ấp, khu phố; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Số lượng, chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khu phố thay đổi như sau:
- Về số lượng, chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã:
“1. Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bố trí theo quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:
a) Cấp xã loại 1: tối đa 14 người;
b) Cấp xã loại 2: tối đa 12 người;
c) Cấp xã loại 3: tối đa 10 người.
2. Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
STT
|
Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
|
1
|
Thư ký Đảng ủy
|
2
|
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
|
3
|
Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
|
4
|
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ
|
5
|
Phó Chỉ huy trưởng Quân sự
|
6
|
Chủ tịch Hội Người cao tuổi
|
7
|
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ
|
- Ngoài 07 chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã nêu trên, Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh quy định hướng dẫn về việc bố trí các chức danh khác và các chức danh kiêm nhiệm phù hợp với đặc thù ở từng địa phương, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao và không vượt quá số lượng tối đa quy định theo phân loại đơn vị hành chính.”
- Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu phố
a) Bí thư Chi bộ;
b) Trưởng ấp hoặc Trưởng khu phố;
c) Trưởng Ban công tác Mặt trận.
Như vậy, hiện nay người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, khu phố đã giảm rất nhiều so với quy định trước đây, sự thay đổi này là phù hợp với xu hướng cải cách bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, địa phương cũng cần cân nhắc và bố trí, sử dụng cán bộ, công chức để bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả./.
Nguyễn Thị Ly - GV khoa Nhà nước - Pháp luật