Nâng ngạch công chức sắp tới sẽ có 2 hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển
Theo quy định hiện hành thì việc tổ chức kỳ thi nâng ngạch thì Bộ Nội vụ được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác tổ chức thi. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp và đơn giản hóa thủ tục hành chính, Bộ Nội Vụ và Ban Tổ chức Trung ương đã thống nhất phân cấp việc tổ chức thi nâng ngạch công chức cho các bộ, ngành, địa phương
Sau ngày 01/7/2020 cán bộ, công chức bị kỷ luật thì bị xử lý như thế nào?
Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; hết thời hạn này, nếu cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật
Điểm mới về nội dung đánh giá công chức
Như vậy, sắp tới đây, nội dung đánh giá công chức được sửa đổi, bổ sung một cách đầy đủ hơn, cụ thể hơn về nội dung đánh giá công chức: dựa theo Kế hoạch làm việc và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách. Mức đánh giá của cá nhân không cao hơn mức đánh giá của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách
Từ ngày 01/7/2020 phương thức tuyển dụng công chức sẽ có nhiều điểm mới
Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển; Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.